Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Sách Nhàn đọc giấu câu CÓ câu KHÔNG

Kinh Dịch xem chơi,
365 ngày
mê mãi.
Sách Nhàn đọc giấu,
câu có câu không.
Trước đèn bảy trăm năm,
thăm thẳm một góc nhìn.

(Hoàng Kim)



HỮU CÚ VÔ CÚ

Trần Nhân Tông

 
有句無句 Hữu cú vô cú -
Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt



有句無句,Hữu cú vô cú,
藤枯樹倒。Đằng khô thụ đảo.
幾個衲僧,Kỷ cá nạp tăng,
撞頭嗑腦。Chàng đầu hạp não,

有句無句,Hữu cú vô cú,
體露金風。Thể lộ kim phong.
兢伽沙數,Căng già sa số.
犯刃傷鋒。Phạm nhẫn thương phong.

有句無句,Hữu cú vô cú
立宗立旨。Lập tông lập chỉ.
打瓦鑽龜,Đả ngõa toàn quy,
登山涉水。Đăng sơn thiệp thủy.

有句無句,Hữu cú vô cú,
非有非無。Phi hữu phi vô.
刻舟求劍,Khắc chu cầu kiếm,
索驥按圖。Sách ký án đồ.

有句無句,Hữu cú vô cú,
互不回互。Hỗ bất hồi hỗ.
笠雪鞋花,Lạp tuyết hài hoa,
守株待兔。Thủ chu đãi thố.

有句無句,Hữu cú vô cú,
自古自今。Tự cổ tự kim.
執指忘月,Chấp chỉ vong nguyệt,
平地陸沉。Bình địa lục trầm.

有句無句,Hữu cú vô cú,
如是如是。Như thị như thị.
八字打開,Bát tự đả khai,
全無巴鼻。Toàn vô ba tị.

有句無句,Hữu cú vô cú,
顧左顧右。Cố tả cố hữu.
阿刺刺地,A thích thích địa,
鬧聒聒地。Náo quát quát địa.

有句無句,Hữu cú vô cú,
忉忉怛怛。Điêu điêu đát đát.
截斷葛藤,Tiệt đoạn cát đằng,
彼此快活。Bỉ thử khoái hoạt.
----

DỊCH NGHĨA
Câu hữu câu vô,
Như cây đổ, dây leo héo khô.
Mấy gã thầy tăng,
Đập đầu mẻ trán.

Câu hữu câu vô,
Như thân thể lộ ra trước gió thu.
Vô số cát sông Hằng,
Phạm vào kiếm, bị thương vì mũi nhọn.

Câu hữu câu vô,
Lập công phái, ý chỉ.
Cũng là dùi rùa, đập ngói,
Trèo núi lội sông.

Câu hữu câu vô,
Chẳng phải hữu, chẳng phải vô,
Khác nào anh chàng khắc mạn thuyền mò gươm,
Theo tranh vẽ đi tìm ngựa ký.

Câu hữu câu vô,
Tác động qua lại với nhau.
Nón tuyết giày hoa,
Ôm gốc cây đợi thỏ.

Câu hữu câu vô,
Từ xưa đến nay,
Chỉ chấp ngón tay mà quên vầng trăng,
Thế là chết đuối trên đất bằng.

Câu hữu câu vô,
Như thế như thế!
Tám chữ mở ra rồi,
Hoàn toàn không còn điều gì lớn nữa.

Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.

Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt.

Nguồn: Wikisource



Lên non thiêng Yên Tử



Đi bộ trong đêm lên Yên Tử
Hoàng Kim 
Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc




 




Yên Tử tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

 


YÊN TỬ
Nguyễn Trãi
Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng

Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả

Nói cười lồng lộng giữa không trung

Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu

Cỏ cây chen đá rũ tầng không

Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu

Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

Hoàng Kim cẩn dịch

BÌNH MÌNH TRÊN YÊN TỬ 











 


;







TRẦN NHÂN TÔNG SỰ NGHIỆP VÀ TÁC PHẨM

1. SỰ NGHIỆP
Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại:: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với  thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông; 4) Người thầy chiến lược của sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

2. TÁC PHẨM
Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn
H K kính cẩn cảm nhận
 
YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng

Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung

Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không

Nhân miếu đương niên di tích tại

Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long , Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông ….

Hoàng Kim

Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông


Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…

Trần Nhân Tông

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo, Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

Hoàng Kim
ảnh và sưu tầm thơ đức Nhân Tông
tại http://thovanhoangkim.blogspot.com


Chùa Hoa Yên


Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn


Mang cây lộc trúc về Nam



Kỳ Lân thiền viện
  

An Kỳ Sinh nối chùa Đồng

Khoai Hoàng Long nơi Yên Tử

NGỌC PHƯƠNG NAM, THUNG DUNG
 
Nguồn:  Hoàng Kim

SỰ THẬT & TRUYỀN THUYẾT CỦA TRÚC LÂM ĐẠI SĨ XUẤT SƠN ĐỒ


                                                         Phật Hoàng Trần Nhân Tông


Nhận thấy, tầm quan trọng của Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ trong lịch sử và văn hóa Việt Nam nên BBT TCMT đã đăng bài giới thiệu tới bạn đọc. Vì bài viết có nội dung sâu sắc, hàm chứa nhiều chi tiết đắt giá nên Nhà nghiên cứu Trịnh Quang Vũ đã diễn giải rất chi tiết, vì vậy bài nghiên cứu có hơi dài so với quy định số trang của Tạp chí. BBT TCMT trích đăng làm 2 kỳ số 242 (2-2013) và 243 (3-2013). Xin mời bạn đọc theo dõi.

Trong lịch sử nước ta có một số bức tranh cổ gần 700 năm thời Trần được viết trong cuốn Lược sử Mỹ thuật Việt Nam năm 2001, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin: Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ dài 3,1m, rộng 0,4m. Bức tranh cuộn Họa thư cổ này có một sức sống mãnh liệt tồn tại qua nhiều giai đoạn lịch sử chiến tranh khốc liệt, qua nhiều triều đại còn lại đến ngày nay là báu vật lưu hi hữu trên đời của Đại Việt.

Bức Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ với nội dung về vua Trần Nhân Tông dời núi Vũ Lâm được Trần Giám Như vẽ năm 1363, nay được lưu giữ tại bảo tàng Liêu Ninh -Trung Quốc. Do thời buổi kinh tế thị trường, công ty đấu giá quốc tế Poly (Bảo Lợi – Bắc Kinh) tổ chức đấu giá các tinh phẩm thư họa, trong đó có bức Trúc Lâm Đại sĩ (nguyên do một công ty ở Bắc Kinh năm 2006 phối hợp với Bảo tàng Liêu Ninh phục chế những kiệt tác mỹ thuật trong cố cung triều Thanh để triển lãm năm 2006). Tuy là bản phục chế nhưng đã được mua với giá cao bất ngờ 1,8 triệu USD gây chấn động, xôn xao nhất là đối với các nhà nghiên cứu. Ông Lý Bách Lâm Phó viện trưởng Viện nghiên cứu thư họa Trung Quốc hoàn toàn bị bất ngờ. Ông cho là “hiện tượng phi lý tính”, đấu được giá bất thường, rất cao ngoài dự liệu. Chủ nhân mua bức họa phẩm này giữ kín tên để bảo vệ bức tranh.
Giá trị nghệ thuật bức tranh Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ
Bức tranh cuộn theo lối hiện thực, cụ thể Vẽ Phật hoàng Trần Nhân Tông tu ở động Vũ Lâm dời núi. Bố cục tranh gồm 2 trường đoạn:
Trường đoạn 1: Trúc Lâm đại sĩ xuất núi. Ngài ngồi trên kiệu võng đốt trúc đã xuống tóc, tuổi trạc 50, trán cao, mày dài, ánh mắt sáng ngời thông tuệ, nhân từ, ngồi tọa thiền, mặc áo cổ tràng vạt, tay phải lần tràng hạt, xung quanh có đoàn tùy tùng, kẻ vác lọng tết bằng lá cọ, người gánh theo bộ đồ uống trà, kẻ cầm gậy long trúc, các nhà sư người Hồ mặc áo trật vai, thiền phái Nam tông, có hạc dẫn đường. Theo phía sau là đạo sĩ Lâm Thời Vũ cưỡi “đâu tử”, người tâm giao với Đại sĩ phía sau. Các lão sư người Hồ dung mạo khác thường, đầu hói, râu quai nón, dáng điệu thanh nhã, khoan thai, người cầm tích trượng, người bưng sách kim sách, đặc biệt có vị đại sư kém mắt được dẫn qua cầu đá, gió lộng thổi bay áo thiền, làm lộ rõ đôi vòng bạc ở cổ chân nơi Ấn Độ xa xôi, tất cả đều đi chân không. Theo đoàn có voi trắng chở kinh, trang hoàng lộng lẫy cầu kỳ với đôi ngà cong dài, các dải ruy băng trang trí gắn các hạt châu, hoa cúc, đỉnh đầu voi trắng có gắn hình hoa sen cách điệu và chạm mặt trời. Trên lưng voi phủ thảm xứ Ba Tư, trên đặt bành voi hai tầng, chạm khắc hình trang trí rộng, các giao điểm ruy băng gắn hoa cúc to treo 37 chao lông, lục lạc, chuông đồng rất mĩ lệ. Cách trang trí thời Trần mang đặc điểm mỹ thuật Đại Việt phong cách Đông Nam Á, rất giống với trang trí voi ở Thái Lan, Campuchia, Myanma ngày nay. Nền tranh mây núi chập chùng, xa xa sông Ngô đồng lấp lánh, sóng vỗ, bờ sông dập dờn hoa lau, cây ngô đồng, thông già trơ gốc…

Trường đoạn II: Vẽ quan tứ trụ triều đình đứng tiền trạm, hoàng đế Trần Anh Tông nghênh đón vua cha cùng bách quan, quân lính mang kiệu, lọng, voi ngựa, rước phật hoàng về kinh đô trước khi ngài ra Yên Tử. Tranh vẽ đoàn người dài có nhịp điệu, vẽ rất chi tiết về nghi chế nghênh đón của thời Trần: kiệu lọng ba tầng tay ngai chạm trổ hình rồng mây thời Trần, các nét chạm khắc tầng lớp, ô hộc tỉ mỉ, ngai tựa hình lá đề. Các loại đòn khiêng, kiệu mái, kiệu võng đều chạm rồng mây. Đặc biệt ngai kiệu hoàng đế trang trí dầy đặc ba tầng, tua lọng ngai to lớn, thắt quả bồng có hình lá đề kép cùng đôi tay ngai chạm rồng mây. Xung quanh là các võ sĩ khiêng kiệu đội mũ lục lăng, quân cẩm y vệ cầm thiết chùy, côn, thiết giản đứng hầu cùng con bạch mã thắng yên cương, trên phủ một tấm gấm lớn. Một nội thị đòn gánh chạm rồng mang theo lò đun nước pha trà theo đoàn tùy tùng. Trong bức tranh lịch sử này họa sĩ đã thể hiện rất rõ về hình ảnh trang phục thời Trần (Đại Việt sử ký toàn thư). Hoàng đế Anh Tông nét mặt nghiêm cẩn, dáng vóc đường bệ, buộc khăn trên búi tóc bỏ núi phía sau, áo hoàng bào kép 5 thân tay thụng, cổ tròn hai lớp, quần dài chân đi giày cao cổ. Bách quan mặc áo gấm tía tay thụng, mũ chữ đinh kiểu lục lăng, có tai mũ quấn cong ra sau, đi giầy da. Các quân cẩm y vệ (thân quân) vác bảo kiếm hộ vệ, một đại quan vác thượng phương bảo kiếm đứng hầu. Bố cục toàn bức tranh diễn tả phong cảnh thiên nhiên Ninh Bình hùng vĩ, với các dãy núi cao xa mờ, mây vờn núi, đoàn người ven theo đường nhỏ, vách núi dọc theo sông Ngô Đồng có nhiều loại cây cỏ, hoa lá tươi tốt xum xuê. Bên đường những cây Ngô đồng, thông già, cây sưa cổ thụ, gốc rễ xù xì, với những thân cây nghiêng ngả, trơ cành cùng những khóm trúc ngả nghiêng theo gió cuốn theo rực rỡ, hoa cỏ xứ nhiệt đới phương Nam. Họa sĩ là người rất am hiểu, quen thuộc thiên nhiên Vũ Lâm, nên đã miêu tả những nhân vật trong tranh cùng với phong cảnh Vũ Lâm, dưới nét bút thần diệu phong cách đồ họa Việt, có đường nét viền là chủ yếu khi vẽ trúc, vẽ đá khác với lối thủy mặc của Trung Quốc là đậm nhạt hòa cùng, tạo nét chấm phá (không có đường viền ngoài) tạo mảng trong không gian. Cách vẽ đường viền từ diễn tả cây, hoa lá, dáng điệu người cùng voi, ngựa, kiệu võng cho thấy rõ ràng, đường nét hình mạnh, liên tục chuẩn mực làm rõ chi tiết trang trí Việt cổ. 

Động Vũ Lâm căn cứ chỉ huy cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Năm Giáp Ngọ Hưng Long thứ 7 (1294) Đại sĩ về thăm lại Vũ Lâm- Bích động. Năm sau (1295) Đại sĩ về lại Động Vũ Lâm tu hành, Ngài đã làm bài thơ “Vũ Lâm thu vãn”. Bài thơ đó như sau:
Hoa kiều đảo ảnh trám khê hoành
Nhất mạt tà dương thủy ngoại minh
Tịch tịch thiên sơn hồng diệp lạc
Thấp vân như mộng viền chung thanh
Nghĩa là:
Lòng khe in ngược bóng cầu hoa
Hắt sáng bờ khe vệt nắng tà
Lặng lẽ nghìn non rơi lá đỏ
Mây giăng như mộng tiếng chuông xa
(PGS- TS Trần Thị Băng Thanh dịch (thơ văn Lý Trần)
Hình ảnh thơ Vũ Lâm thu vãn của Phật hoàng đã được họa sĩ sáng tác từ cây cầu đã bắc qua bờ khe của sông Ngô Đồng ở hành cung lúc chiều tà, non nước rơi đầy lá đỏ, nghe tiếng chuông chùa Sở ở Văn lâm do vua Trần Thái Tông xây. Thời Thái Tông đã cho mở bến thuyền, gọi là bến Thánh, phía trái sông Ngô Đồng nơi hai trái núi đứng sát bờ sông. Núi đứng bên còn gọi là Bến Thánh. Năm Bảo Phù (1273-1278) vua Trần Thái Tông cho xây cung điện Thái Vi. Phong cảnh thiên nhiên ở động Vũ Lâm tuyệt đẹp đã được họa sĩ vẽ làm nền tranh, bố cục khéo léo, tạo nhịp điệu sống động khi Trúc Lâm đại sĩ xuất núi trở thành một họa phẩm lịch sử đầy ấn tượng, chuyển tài nhiều thông điệp văn hóa của thiền phái Trúc Lâm ban đầu. Những nhân vật lịch sử: Phật hoàng Trần Nhân Tông, đạo sĩ Lâm, các nhà sư người Hồ, vua Anh Tông cùng đoàn tùy tùng nghênh đón, cho ngày nay thấy rõ cụ thể di ảnh lịch sử của quá khứ, từ trang phục, nghi chế, quân lính, voi ngựa cách đây ngót 700 năm là vô cùng quý giá.

Bức tranh đã được đánh giá cao ở Trung Quốc là báu vật thư họa lưu giữ trong cố cung nhà Thanh và bảo tàng Liêu Ninh. Điều đó càng chứng minh giá trị về tranh đề tài lịch sử được lưu giữ bằng hội họa của mỹ thuật Đại Việt thời Trần. Hiện nay, đền Thái vi còn bia dựng năm Vĩnh Thịnh 11 (1715) thời Lê Trịnh viết: “Nơi đây sơn thủy hữu tình, quả như Bồng Lai xuất hiện. Vua cho xây cung điện, thập phương noi theo. Phía phải, suối khe khuất khúc, nước bạc lấp lánh. Phía trái núi non trùng điệp đã xếp chênh vênh… đẹp tựa thiên đình”.

Những bí mật chìm nổi của bức họa thư Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ




Hoàng đế Trần Anh Tông đón Phật Hoàng
Nguồn gốc xuất hiện của bức họa thư tàng ẩn nhiều bí mật của lịch sử. Cuối thế kỷ XIII, quân Mông Cổ đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn, quân Tống đại bại. Tả thừa tướng Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết. Hậu cung và các quan chết theo rất nhiều. Qua 7 ngày có đến hơn 10 vạn xác chết trôi nổi trên mặt biển. Xác vua Tống cũng có trong số đó (Đại Việt sử ký toàn thư trang 45 tập II). Hốt Tất Liệt diệt xong nhà Nam Tống đặt ách thống trị trên toàn Trung Hoa lập ra nhà Nguyên. Trong cảnh mất nước các nho sĩ người Hán bị nhấn chìm dưới đáy xã hội, giới nho sĩ văn nhân thành lập hội tương tế. Nhà Nguyên xếp nhà nho dưới gái điếm (Hội họa cổ Trung Hoa NXB Mỹ Thuật/T140-1993), kẻ sĩ bị bạc đãi. Hội họa Nguyên không có gì đặc sắc. Trong hoàn cảnh đó các tác phẩm hội họa được coi là sản phẩm kiếm sống, khởi sinh ra một phong cách “văn nhân họa” còn gọi là đại phu họa (hội họa của các đại phu). Tuy nhiên, vẫn nổi lên Triệu Mạnh Phủ, sau này có Nguyên tứ gia: Hoàng Công Vọng, Ngô Trấn, Nghê Toản và Vương Mông. Họ đều là người vùng Giang Nam chuyên vẽ Sơn thạch, thủy mặc và trúc thạch mang phong cách ẩn sĩ. Ngoài ra còn hàng chục họa sĩ cũng theo lối này. Cuối triều Nguyên (giữa thế kỷ XV) nhà Nguyên suy thoái, đại loạn, dân Hán nổi lên chống Nguyên khắp nơi. Từ 1345 có ba cuộc khởi nghĩa chống xâm lược Nguyên lớn như: Trần Hữu Lượng, Trương Hữu Thành và Chu Nguyên Chương. Trần Hữu Lượng khởi nghĩa ở Bái Trạch năm 1354 thắng lợi, chiếm cứ một vùng rộng lớn các tỉnh Giang Tô, Hồ Quảng (Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông). Cùng năm đó sai sứ xin hòa thân với Đại Việt (TT/T2/134). Năm 1355 Chu Đức Dụ nổi lên đến năm 1359 cũng sai sứ sang thông hiếu với Đại Việt (lúc đó đổi tên là Chu Nguyên Chương Vua Minh). Bấy giờ vua Minh đang cầm cự với Trần Hữu Lượng chưa phân được thua. Vua Trần sai người lên phía Bắc để dò la xem hư thực (Trần Hữu Lượng là con trai thứ hai Trần Ích Tắc, cháu ruột vua Trần Nhân Tông nên sau khi khởi nghĩa đã có giao hảo với nhà Trần). Theo Trần gia ngọc phả thì Trần Ích Tắc là con thứ năm vua Trần Thánh Tông, em vua Trần Nhân Tông. Trần Hữu Lượng đã giấu gốc tích, hoàng tộc Việt của mình để khởi nghĩa và có một số nguyên do như sau: Khi Trần Ích Tắc đem gia quyến và quân đội đến đầu hàng nhà Nguyên năm 1295 đã được phong làm An Nam quốc vương. Quân Nguyên xâm lược đưa Ích Tắc về nước đã thất bại, phải chạy về Tầu. Khi Nguyên thế tổ chết (1294) con nối ngôi là Nguyên Thành Tông thấy vai trò lịch sử của Ích Tắc đã hết nên đã hạ chỉ thu hồi ruộng đất đã cấp cho Ích Tắc và đưa về Ngạc Châu. Sự thay đổi đột ngột lớn này đã làm cho đời sống thiếu thốn, con cái li tán. Điều đó đã ảnh hưởng tới Trần Hữu Lượng. Cha con Ích Tắc vẫn có mộng làm vua do thần nhân báo mộng “khi vua Thái Tông sinh Ích Tắc, vụ thần ba mắt từ trên trời xuống nói bị thượng đế quở trách, xin thác sinh là con vua, sau lại trở về phương bắc”. Khi Ích Tắc ra đời, giữa trán có vết lờ mờ hình con mắt, hình dáng giống hệt người trong mộng… (TT/T2/55). Sau năm khởi nghĩa, tháng 6 năm 1360 Trần Hữu Lượng xưng đế quốc hiệu là Hán, đặt niên hiệu Đại Nghĩa, kinh đô ở Nam Kinh, chiếm cứ một vùng rộng lớn Chiết Giang, Hồ Quảng (Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông). Trần Giám Như ở Hàng Châu thuộc vùng đất của Trần Hữu Lượng nên mới có thể vẽ tranh ca ngợi vua Trần Nhân Tông vị anh hùng đã hai lần chiến thắng giặc Nguyên xâm lược Đại Việt. Là họa sĩ vẽ chân dung nhưng ông đã sáng tác bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ năm 1363 với ý đồ ca ngợi truyền thống Đông A (Trần) oai hùng để cổ vũ Trần Hữu Lượng khi đã xưng đế được 3 năm. Ông tuy nổi tiếng vẽ chân dung hàng đầu ở Hàng Châu nhưng vẫn giữ kín gốc tích của mình, nên sử liệu thời Nguyên Minh cũng không rõ lai lịch nhưng nói rõ là ngụ cư ở Hàng Châu. Trần Giám Như cũng có quan hệ với Triệu Mạnh Phủ một họa sĩ nổi danh lúc bấy giờ. Ông còn để lại một bức chân dung vẽ danh sĩ nổi tiếng nước Cao Ly (Triều Tiên) là Lý Tế Hiền vẽ năm Nguyên Nhân Tông (1319). Tranh vẽ cả người ngồi trên ghế tựa, áo choàng dài đội mũ tam sơn bên đôn gỗ cao (khổ tranh lớn 1,77mx 0,93m). Ông sống ở Trung Quốc từ năm 1315 đến 1341.




Voi chở kinh và các thiền sư Ấn Độ


Cuộc tranh hùng của Trần Hữu Lượng với Chu Nguyên Chương bất phân thắng bại trong nhiều năm. Năm 1366 Hữu Lượng đánh nhau với Chu Nguyên Chương ở hồ Phiên Dương. Hữu Lượng bị tên bắn lén chết trận. Chu Nguyên Chương đem quân đến vây thành Vũ Xương. Con Lượng là Trần Lý đầu hàng năm 1366. Năm sau nhà Nguyên mất, Chu Nguyên Chương trở thành Minh Thái Tổ (1367). Bức tranh Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ đã trở thành báu vật của các hậu duệ Trần lưu lạc ở Trung Nguyên, nhưng lại là đối thủ của Minh Thái Tổ nên bức tranh đã được giấu kín 60 năm sau. Qua hai đời vua đến năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420) nhà Minh thịnh trị, đã cướp xong nước ta, ổn định xâm lược bức tranh được tái xuất hiện do hai chủ nhân tranh được truyền tiếp theo là Trung thư xá nhân Trần Đăng và nhà sư già Giao Chỉ (Giao Chỉ học Phật nhân) Trần Quang Chỉ là hậu duệ nhà Trần. Ông Chỉ đã có bài tán viết vào dưới tranh để giới thiệu. “Đại sĩ là con vua Trần Thái Tông, trước khi sinh, vua cha đã mơ thấy Thượng đế ban cho thanh bảo kiếm. Khi sinh, Vua đẹp đẽ thông thái (mỗi ngày có thể đọc vạn lời, khi lớn lên thông tam giáo nhưng yêu thích đạo phật. Vương thông hiểu lịch số, binh pháp, y dược, âm luật, các môn đều thấu hiểu đến chỗ uyên bác. Trong việc trị nước, lấy tinh thần nhân ái để giải quyết mọi việc, lấy lòng thành thực đối đãi với bề tôi, coi họ như tay chân, phủ dụ trăm họ như con ruột, nhẹ hình phạt, thuế mà, giữ chữ tín trong việc thưởng công, phạt tội. Tuổi hơn 40 thì “siêu nhiên”, bỏ ngai vàng, truyền ngôi cho thế tử, vào động Vũ Lâm tu đạo, mặc áo sư, rồi làm am trên đỉnh núi Yên Tử ở, 6 năm không xuống núi, mặc áo cỏ, ăn lá cây cần khổ tích hạnh chân tu “các độ”. Sau đó trải rộng tính tình ở gò núi đi khắp nơi trong nước, nay các danh sơn thắng cảnh đâu cũng còn lưu dấu vết “trác tích” (tu hành) của người. Bấy giờ có đạo sĩ Lâm Thời Vũ trong nước cùng theo Đại sĩ đi khắp nơi, có lúc viễn du hóa độ lân quốc đến Chiêm thành, khất thực trong quốc đô. Vua nước đó lấy lễ đón mời, đối đãi hết sức kính cẩn, lại sắm sửa thuyền bè, nghi trượng đầy đủ thân hành tiễn về nước. Sau đem đất hai châu cúng dàng nay là hai châu Thuận, châu Hóa vậy. Đến năm sau, đi không ngồi xe, đầu không đội nón, hình dung khô khan, áo bỏ vai lam lũ, người trong nước gặp không ai biết đấy là vua. Thiền Tông của Đại sĩ vốn từ hậu duệ của Thần Hội đời Đường, trong nước chưa phát triển thiền học rộng, đến Đại sĩ thì tông môn đại hưng thịnh, cho nên dòng áo đen một nước suy tôn là sơ tổ…khi nhập thất ngồi ngay ngắn lặng lẽ mà hóa…khi đốt có thần quang ngũ sắc bốc lên, suốt đêm không tan…người trong nước thấy cảm ứng linh thiêng, khắp nơi các chùa đều thờ phụng cúng dâng, cầu đảo đều ứng nghiệm. Sự tích Đại sĩ đã có sách truyền đăng lục ghi chép, người Giao Chỉ có thể truyền đạt. Tôi nhận thấy bức tranh này, dám biểu đạt một vài điều đại quát dưới tranh, may chi mọi người xem được khiến cho công hạnh của Đại sĩ không bị mai một.
Vĩnh lạc năm 18, ngày thượng nguyên năm Canh tý
Người học Phật ở Lô Giang Trần Quang Chỉ
Tích phủ lạy hai lạy kính cẩn ghi...



                                                      Đạo sĩ Lâm Thời Vũ cùng đoàn chuyển kinh



Trịnh Quang Vũ
(mời các bạn xem tiếp phần II số tháng 3/2013)

Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Nam thì Trần Quang Chỉ là người sở hữu bức tranh cho đến thời điểm năm 1420. Nguyên tác họa phẩm Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ đã từng lưu lạc chìm nổi trong tao loạn cho đến đời Thanh, bức họa được sưu tập và đưa vào lưu giữ trong cung đình. Sau cách mạng Tân Hợi (1911) của Trung Quốc. Phổ Nghi - hoàng đế cuối cùng của nước này thoái vị nhưng vẫn được cho lưu trú trong cung đình 11 năm. Phổ Nghi đã bí mật chuyển hơn ngàn cổ tịch, tác phẩm danh họa, thư pháp, lịch đại... ra khỏi hoàng cung. Bức Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ là một trong số các họa thư quý đã bị thất thoát khỏi cung khi ấy. Năm 1964, bức Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ được Dương Nhân Khải thu mua lại và cũng nhân đó được lưu giữ trong Bảo tàng Liêu Ninh (Trung Quốc) cho đến nay. 

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
  

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Sống cho hôm nay Albert Einstein


 


"Học từ hôm qua, sống cho hôm nay,  hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng là không ngừng đặt câu hỏi. Sự tò mò có lý do riêng của mình cho hiện tại. Người ta không thể không có kinh ngạc khi chiêm ngắm những bí ẩn của cõi đời, sự sống, về cấu trúc tuyệt vời của thực tế. Nó là đủ nếu chỉ đơn thuần là một cố gắng để hiểu một chút về mầu nhiệm này mỗi ngày. Không bao giờ mất một sự tò mò thánh thiện."
 Albert Einstein nhà vật lý Mỹ (gốc Đức) (1879-1955):
Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning. Curiosity has its own reason for existing. One cannot help but be in awe when he contemplates the mysteries of eternity, of life, of the marvelous structure of reality. It is enough if one tries merely to comprehend a little of this mystery every day. Never lose a holy curiosity.Albert Einstein
Video yêu thích

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con