
Thái
Tông, Quốc Tuấn, Nhân Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ. Vua Nhân
Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì
được trả lời đó là Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức Nhân
Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm nơi Cư trần lạc đạo chốn an nghĩ
của mình. Câu chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, minh quân và
thiên tài lưu dấu nơi đất Việt ấy thật lạ lùng và sâu sắc thay.
Chào ngày mới 5 tháng 5 nhóm bạn chúng tôi tụ tập chơi ở mặt sau
Dinh Thống Nhất vườn Tao Đàn, tôi lưu dấu một bài thơ vui, đến nay nhìn lại thoáng chốc đã tròn 5 năm.
Hai chuyện chẳng ăn nhập gì nhau nhưng đều là chuyện CNM365 ngày 5 tháng 5.

Mùng 5 tháng 5 xưa
Chuyện cũ chưa hề cũ
Bạn hiền tụ nơi đẹp
Thoáng chốc tròn tháng năm.
Ngày mới trong dấu yêu
Thái Tông và Hưng Đạo
Nhà Trần ngời sử Việt
Lồng lộng như trăng rằm.
Từ một hai hai năm (1225),
Đến thế kỷ mười bốn (1400)
Thung dung bài viết mới.
Thảnh thơi gieo đôi vần.
Hoàng Kim.
“Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm
nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Đó là lời của vua Trần Thái
Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần. Vua Trần Thái Tông là bậc
minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua
giỏi Trung Hoa thời trước đó. Đường Thái Tông đã thiết lập nên sự cường
thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất
thế giới lúc ấy, nhưng so đức độ với vua Việt Trần Thái Tông thì vua
Việt được người đời ca ngợi hơn. Ngày 4 tháng 9 năm 626, Đường Thái Tông
Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế nhà Đường, sau sự biến Huyền Vũ môn .
“Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt:
Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức
chẳng đồng”.
Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu là người
chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di
nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua.
Trước việc yêu thương của hai trẻ Quốc Tuấn & Thiên Thành: Người con
trai Quốc Tuấn thì dám lẻn vào cung Nhân Đạo Vương ngủ với người mình
yêu mà không sợ cái chết. Người con gái là công chúa Thiên Thành thì đã
dám chọn cái chết mà trao thân cho người mình yêu ngay trước hôm vua
Trần Thái Tông đã sắp làm đám cưới cho Trung Thành Vương, con trai của
Nhân Đạo Vương một vị quan đầu triều. Tình yêu đó, khí phách đó thật lớn
lao.
Vua Trần Thái Tông tiếc tài của Trần Quốc Tuấn mà không làm ngơ để
Quốc Tuấn bị giết. Vua còn chủ động kết nối lương duyên cho hai người
Thiên Thành & Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện tuyệt vời về
sự ứng xử của vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn,
con của Trần Liễu kẻ đang thù hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông
cuồng” trái nhân tình. Vua Trần Thái Tông với lòng yêu thương và trí tuệ
cao cả, ứng xử kiệt xuất đã chủ động tác thành cho Thiên Thành &
Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của
bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở
là Đức Thánh Trần.
Chuyện lạ và hay hiếm thấy !
Mẹ
tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Chùa cổ Thắng
Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây
để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng và viết kiệt tác Binh
thư Yếu lược (mời đọc
Lời dặn lại của Đức Thánh Trần).
Trần Hưng Đạo là Quốc Công Tiết Chế
Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn là một
trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử của Thế Giới và
Việt
Nam, là nhà chính trị, nhà văn, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà
Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên – Mông đế quốc hùng mạnh nhất
thế giới thời đó.
Trần Hưng Đạo
sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông
là con thứ ba của An Sinh Vương Trần
Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu,
một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô
ruột là Thụy Bà công chúa. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay.
Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa,
vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử
ký toàn thư mô tả ông là người
có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ
Vua Trần Thái Tông tên thật là
Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6
năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà
Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm
Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý
còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu
Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi
ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ
Vương Trần Thủ Độ. Loạn cung đình nhà Lý thuở ấy đã vào đỉnh điểm. Vua
Lý tuy có hai con gái rất giỏi và thông minh, hiền hậu nhưng không có
con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý dòm ngó ngôi báu đều là
những kẻ mưu mô và kém đức. Nước Đại Việt lúc đó bên ngoài thì họa ngoại
xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến
loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực
quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh
đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu
Hoàng yêu mến nên đã đặt cược việc “tru di chín họ” của họa diệt tộc
Trần nếu CHỌN LẦM NGƯỜI với việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý
Chiêu Hoàng. Sự kiện đó xảy ra vào năm 1225, đã chấm dứt triều đại nhà
Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.
Trớ trêu thay, Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vợ Trần Thái Tông
sinh con nhưng người con lại bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần
Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chỉ trích
và chống đối của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên
cao trào và rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối
dõi dòm ngó cướp ngôi. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy
lại đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm
thực quyền phụ chính ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường
vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung
Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm
công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử. Sau này
Người chứng ngộ vận nước lâm nguy cường địch bên ngoài câu kết nội gián
bên trong không thể không xử thời biến “non sông đất nước Việt trên hết
“. Người đã chấp nhận quay về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau,
sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần
Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình. Sau này ngày 24 tháng
2 năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, là con thứ, em của
Trần Quốc Khang vốn con Trần Liễu) để lui về làm Thái thượng hoàng, Trần
Thái Tông được tôn làm
Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế.
Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái
thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn
luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh
được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định
đoạt.
Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn
tích ở chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó ông dấy
binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần
Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn
cãn buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu
được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua
Thái Tông đổi ông làm
An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị
nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng
đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc
Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái
Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và
thông dâm với nàng
[5.
Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có
người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều
không lạ và chuyện “quái” ấy cũng là để thuất tất việc Trần Thái Tông
lấy vợ Trần Liễu không bị người đời đàm tiếu.
Lại oái oăm thay, người mà Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa
Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung
Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua đã nhận sính lễ, thông
báo với quần thần và chuẩn bị tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng
rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến
với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp
Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm. Vua hỏi có việc gì,
Thụy Bà trả lời:
“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn
vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ
hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người
đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã
ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần
Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái
Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở
phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng:
“Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.
Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã dám
lấy tính mạng của mình để làm liều, mấy ai thấu hiểu đó là phép biến
Dịch của quy tắc “Chọn người” tin yêu mình trong thực tiễn trước khi
trao sinh mệnh đời mình cho Người. Chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc
Tuấn ghi thêm để làm rõ hơn chiến công ba lần đánh thắng quân Nguyên và
những trang binh thư kiệt tác muôn đời của nhân loại.
Hoàng Kim
Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày